Những sự thật thú vị ít người biết về đất nước Armenia
Hà Khánh lược dich và giới thiệu
1. Armenia là một quốc gia cổ đại
Armenia cùng với Iran, Trung Quốc, Hy Lạp, Ai Cập và Nhật Bản là một trong 6 quốc gia cổ nhất từng tồn tại qua hàng nghìn năm. Cái tên Armenia lần đầu tiên được nhắc đến trong bản thảo của vua Dari I’s Behistun vào năm 520 trước Công nguyên. Armenia cũng được nhắc đến trong các tác phẩm của các tác giả Hy Lạp cổ đại là Herodotus và Xenophon vào thế kỷ V trước Công nguyên.
2. Armenia là Quốc gia đầu tiên tiếp nhận Cơ đốc giáo
Armenia là quốc gia đầu tiên chấp nhận Cơ đốc giáo làm quốc giáo. Các tông đồ của Chúa Giê-su Christ là Thaddeus và Bartholomew đã đến rao giảng ở Armenia và Giáo hội Tông đồ Armenia được đặt theo tên của họ. Gregory người Khai Sáng (Lusavorich), người đã rửa tội cho Armenia vào năm 301 trở thành Đại giáo trưởng đầu tiên của tất cả người Armenia. Armenia trở thành quốc gia đầu tiên nhận Cơ Đốc làm quốc giáo.
3. Nhà thờ đầu tiên trên thế giới được xây dựng ở Armenia
Nhà thờ Echmiadzin là nhà thờ chính thức đầu tiên, được xây dựng vào thế kỷ IV. Đại giáo trưởng đầu tiên Gregory người Khai Sáng (Lusvorich) nằm mơ thấy Chúa giáng sinh từ trên trời xuống với chiếc búa rực lửa trên tay và chỉ cho ông vị trí xây nhà thờ. Vào năm 303 tại ngọn núi lúc bấy giờ là một ngôi đền cổ của người ngoại giáo, nhà thờ được thành lập, lấy tên là Echmiadzin.
Christ’s Spear (Ngọn giáo của Longinus), ngọn giáo mà người lính La Mã Longinus đâm vào Chúa Jesus, được cất giữ trong Nhà thờ Echmiadzin. Từ năm 2000, nhà thờ nằm trong danh sách Di sản Thế giới của UNESCO.
4 . Yerevan là một trong những thành phố lâu đời nhất trên thế giới
Yerevan, thủ đô thứ 13 của Armenia, một trong những thành phố lâu đời nhất trên thế giới, nằm ở phía đông bắc của Thung lũng Ararat. Nó được thành lập vào năm 782 trước Công nguyên bởi Vua Argishti I. Yerevan nhiều hơn Rome 29 tuổi. Vào năm 2018, Yerevan đã tổ chức lễ kỷ niệm 2800 năm ngày thành lập.
5. Bảng chữ cái Armenia là một trong những bảng chữ cái tiên tiến nhất trên thế giới
Bảng chữ cái Armenia được tạo ra vào năm 405-406 sau Công nguyên bởi một học giả kiêm tu sĩ tên là Mesrop Mashtots. Phát triển từ chữ Armenia cổ đại bao gồm 28 chữ cái, hoàn toàn không tương ứng với các âm tiết của ngôn ngữ Armenia. Bảng chữ cái Mashtots bao gồm 36 chữ cái, 7 nguyên âm và 29 phụ âm. Sau thế kỷ XII, 2 chữ cái khác xuất hiện trong bảng chữ cái, và vào năm 1940, thông qua sự hợp nhất của hai chữ cái hiện có, một chữ cái thứ ba đã xuất hiện trong bảng chữ cái. Các nhà khoa học coi bảng chữ cái Armenia là một trong ba bảng chữ cái tiên tiến nhất trên thế giới, cùng với bảng chữ cái của Gruzia và Hàn Quốc.
Mesrop Mashtots cũng là người sáng tạo ra bảng chữ cái tiếng Georgia và Albania. Trải qua hơn một nghìn sáu trăm năm, bảng chữ cái Armenia tồn tại hầu như không thay đổi. Đài tưởng niệm bảng chữ cái Armenia và người tạo ra nó Mesrop Mashtots nằm ở làng Artashavan, trên sườn núi Aragats.
6. Cuốn sách giáo khoa đầu tiên trên thế giới về các bài toán số học được tạo ra bởi một nhà toán học Armenia
Cuốn sách giáo khoa đầu tiên trên thế giới về các bài toán số học được tạo ra bởi một nhà khoa học người Armenia, nhà toán học David the Invincible ở thế kỷ VI. Một mẫu của cuốn sách này được lưu giữ tại thư viện Matenadaran – Viện Bản thảo Cổ đại được đặt theo tên của Thánh Mesrop Mashtots. Thư viện Matenadaran là một trong những kho bản thảo cổ xưa lớn nhất trên thế giới, bao gồm các bản thảo của Armenia cổ đại
7. Armenia là quê hương của giống Mơ Châu Âu (Apricot)
Armenia được coi là quê hương của giống Mơ Châu Âu. Điều này là do lịch sử của sự xâm nhập của cây mơ từ châu Á sang châu Âu. Nhà sinh vật học nổi tiếng người Pháp De Poerderle (fr. De Poerderlé) vào thế kỷ thứ XVIII, đã viết: “Tên của loài cây này xuất phát từ Armenia, một tỉnh Châu Á, nơi nó xuất hiện và từ nơi nó được đưa đến châu Âu…”
Trước đây vào thế kỷ XIX, người ta cho rằng quả mơ được Alexander Đại đế nhập khẩu từ Armenia đến Hy Lạp, và sau đó từ Hy Lạp đến Ý. Giả thuyết này hoàn toàn không được xác nhận bởi các bia ký của La Mã và Hy Lạp vào thời điểm đó
Tuy nhiên, quả mơ được nhắc đến trong các nguồn tài liệu của thế kỷ I, bằng chứng cho thấy quả mơ có mặt ở Ý vào khoảng thế kỷ I trước Công nguyên sau Chiến tranh La Mã- BaTư. Quả mơ được gọi là “quả táo Armenia” (lat. Mela armeniaca, lat. Pomum armeniacum), điều này khẳng định giả thuyết rằng quả mơ được đưa đến La Mã từ Armenia. Nhà địa lý Ả Rập Ibn al-Faqih trong “Sách các nước” (903) đã đề cập đến quả mơ Armenia dưới cái tên Armenia của nó là “tsiran” và gọi nó là “quả của Armenia”.
Nhạc cụ nổi tiếng “duduk” của Armenia được làm bằng gỗ mơ.
Núi Ararat là biểu tượng của Armenia. Nó được khắc họa trên quốc huy của quốc gia. Theo thuyền thuyết, Nô-ê đáp xuống Núi Ararat trên con tàu của ông sau trận đại hồng thuỷ “Và con tàu nghỉ ngơi vào tháng thứ bảy, vào ngày thứ mười bảy của tháng, trên núi Ararat” (Sáng thế ký 8: 4).
Dãy núi Ararat bao gồm hai ngọn núi lửa đã tắt: Great Ararat (ở Armenia Masis, 5165 m) và Ararat nhỏ (ở Armenian Sis, 3927 m).
Tuy nhiên, hiện tại ngọn núi không thuộc về Armenia. Nó thuộc phần lãnh thổ của nước Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Nó được sát nhập vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1921 theo Hiệp ước Kars. Cộng hòa Armenia hiện đại không công nhận Hiệp ước Kars.
9. Diệt chủng Armenia
Các cuộc diệt chủng ở Armenia được tổ chức và thực hiện bởi chính quyền của Đế chế Ottoman từ năm 1915 kéo dài đến năm 1923. Cuộc diệt chủng được thực hiện bằng các biện pháp hủy diệt và trục xuất, bao gồm cả việc trục xuất dân thường trong những điều kiện dẫn đến cái chết. Vào năm 1907 ở Thổ Nhĩ Kỳ, quyền lực rơi vào tay những sỹ quan Thổ Nhĩ Kỳ trẻ tuổi, những người theo đuổi chủ nghĩa Pan-Turkism, hay giấc mơ về một đế quốc “Turan vĩ đại” trải dài từ Balkan đến Altai. Việc Thổ Nhĩ Kỳ tham gia Thế chiến thứ nhất vào năm 1914 đã tạo cơ hội cho những người Thổ Nhĩ Kỳ trẻ tuổi đưa ra quyết định cuối cùng về “vấn đề Armenia”, tức là tiêu diệt hoàn toàn người Armenia
“Ai bây giờ có ai còn nhớ về sự tiêu diệt người Armenia đâu?” – Adolf Hitler đã nói như vậy, từ đó thúc đẩy cuộc tấn công của Đức vào Ba Lan và lên kế hoạch cho cuộc diệt chủng Holocaust.
Khoảng 1.500.00 người Armenia bị giết hại dữ dội. Hiện nay diệt chủng Armenia đã được chính thức được quốc tế công nhận
Tổng số người Armenia trên thế giới là 10-12 triệu người, trong khi dân số Armenia chỉ khoảng 3 triệu người.
Sau cuộc diệt chủng năm 1915, gần 500.000 người Armenia đã sống rải rác trên khắp thế giới và cộng đồng người Armenia lưu vong đã tăng lên rất nhiều. Những người tị nạn Armenia từ Thổ Nhĩ Kỳ đã định cư ở nhiều thành phố của Đông Âu, Balkan và Trung Đông. Các cộng đồng lớn người Armenia hiện có mặt ở Hoa Kỳ, Nga, Iran, Lebanon, Ukraine, Pháp, Syria, Argentina, Jordan, Bulgaria, Brazil, Canada, Úc và các quốc gia khác.
Cộng đồng người Armenia lưu vong có sự hỗ trợ lớn về kinh tế và chính trị đối với đất nước Armenia.
Cách đây vài năm tại làng Areni, nằm trên bờ sông Arpa, nhà máy rượu lâu đời nhất thế giới đã được tìm thấy, là nơi đã sản xuất rượu vang cách đây hơn sáu nghìn năm. Trong số các vật dụng được tìm thấy: máy ép lấy nước trái cây, bình lên men, cốc để uống, phần còn lại của dây leo và hạt. Các nhà khoa học tin rằng giống nho dùng sản xuất rượu vang ở Armenia 6000 năm trước là tổ tiên của giống nho Pinot Noir nổi tiếng. Bây giờ ở Pháp, họ sản xuất các nhãn rượu vang đắt tiền từ loại nho này.
Ngôi làng Areni nổi tiếng với truyền thống rượu vang của mình, hàng năm vào tháng 10 nơi đây tổ chức lễ hội rượu vang truyền thống.
12. Đôi giày cổ nhất
Vào tháng 9 năm 2008, tại làng Areni chiếc giày cổ nhất thế giới đã được phát hiện. Nó có tuổi đời hơn 5500 năm. Đôi giày được tìm thấy với mũi thuôn nhọn, sâu 45 cm và rộng 44 cm. Nó đã được bảo quản hoàn hảo nhờ điều kiện vi khí hậu đặc biệt, nó nằm dưới một lớp phân cừu dày đóng vai trò như một lớp vỏ cứng bảo vệ. Chiếc giày có kích thước cỡ 37 và được lấp đầy bằng rơm và cỏ. Nó được mang ở bàn chân phải và được làm từ một miếng da. Ngoài ra, dây giày và các lỗ có đường kính 2-3 mm dùng cho dây giày vẫn được giữ nguyên.
13. Bánh mì Armenia nằm trong danh sách Di sản thế giới của UNESCO
Năm 2014, Món bánh Lavash của Armenia được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể. Quyết định được đưa ra trong cuộc họp của Ủy ban Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể ở Paris. Danh sách Di sản Phi vật thể còn bao gồm: chơi đàn duduk (2005), kỹ nghệ chạm đá các thánh giá khachkars Armenia (2010) và sử thi Armenia thời trung cổ “David of Sasun” (2012).
Có 9 địa điểm văn hóa trên lãnh thổ Armenia cũng được UNESCO bảo vệ: Tu viện Haghpat (thế kỷ X-XIII), Tu viện Sanahin (thế kỷ X), Nhà thờ Echmiadzin (thế kỷ IV), Nhà thờ Saint Hripsime (thế kỷ VII), Nhà thờ Thánh Gayane (thế kỷ VII), Khu khảo cổ Zvartnots (thế kỷ VII), Tu viện Geghard (thế kỷ IV-XIII), Nhà thờ Saint Shoghakat (thế kỷ XVII), Thung lũng Thượng của sông Azat.
15. Rượu Brandy Armenia (rượu cognac)
Rượu mạnh Armenia – một thức uống nổi tiếng được kính trọng trên toàn thế giới. Công nghiệp sản xuất rượu cognac được bắt đầu vào năm 1887. Thương gia Nerses Tairyan đã xây dựng nhà máy rượu đầu tiên ở Yerevan. 12 năm sau, nó được một thương gia người Nga Nikolai Shustov mua lại nó từ Moscow. Vài năm sau, rượu cognac Shustov trở nên phổ biến không chỉ ở Nga mà còn ở nước ngoài. Năm 1900, Shustov đã gửi các mẫu rượu mạnh ẩn danh đến một cuộc triển lãm ở Paris. Ban giám khảo nhất trí trao giải Grand Prix cho nhà sản xuất rượu vô danh. Biết rằng nơi khai sinh ra đồ uống là Armenia, người Pháp đã cho phép Shustov (ngoại lệ) viết trên chai từ “cognac” thay vì “brandy” như tất cả các nhà sản xuất nước ngoài khác
Hoàng đế Nga Nicholas II, người đã thử rượu mạnh của Shustov tại một cuộc thi thử nghiệm vào năm 1912, đã trao cho ông quyền trở thành nhà cung cấp chính loại đồ uống này tại triều đình Nga.
Cognac cũng là thức uống có cồn yêu thích của Winston Churchill, mỗi ngày ông ấy đều uống một chai rượu mạnh Dvin 50 độ của Armenia.
16. Cáp treo “Đôi cánh của Tatev” được ghi vào sách kỷ lục Guiness
Cáp treo “Đôi cánh của Tatev”, nằm cạnh tu viện Tatev là tuyến cáp treo chở khách dài nhất thế giới. Nó được xây dựng trong khuôn khổ các công trình “Phục hồi Tatev ” mở cửa vào ngày 16 tháng 10 năm 2010. Chiều dài của cáp treo là 5752 mét. Cáp treo “Đôi cánh của Tatev” có tầm cỡ thế giới được xây dựng chỉ trong 10 tháng. Đường không đến tu viện mất 11 phút, độ cao tối đa là 320 mét, số lượng hành khách tối đa là 25 người, công suất của cáp treo là 200 khách / giờ.
16. Armenia là siêu cường cờ vua
Cờ vua đã được biết đến ở Armenia từ thế kỷ IX. Nó được đề cập trong các bản viết tay tiếng Armenia của thế kỷ XII-XIII được lưu giữ trong thư viện Matenadaran.
Kỳ thủ cờ vua Liên Xô người Armenia, Tigran Petrosyan là Nhà vô địch Cờ vua Thế giới lần thứ 9 từ năm 1963 đến 1969.
Ở Armenia hiện đại kể từ năm 2011, bắt đầu từ lớp học đầu tiên, học sinh đã được học cờ vua tại các trường học như một môn học bắt buộc. Các lớp học cờ vua góp phần phát triển trí lực của trẻ, dạy trẻ tư duy linh hoạt và sáng tạo. Armenia mong muốn phương pháp giảng dạy của mình trở thành một trong những nước tốt nhất trên thế giới. Tổng thống Armenia Serzh Sargsyan là chủ tịch của Liên đoàn cờ vua Armenia.
Vào năm 1999 đội nam và vào năm 2003, đội nữ của Armenia đã trở thành đội vô địch của Giải vô địch châu Âu. Năm 2006, đội nam giành chức vô địch Olympic Cờ vua ở Turin, năm 2008 lặp lại thành công này ở Dresden và năm 2011 giành chức Vô địch Đồng đội Thế giới tại Ninh Ba. Hiện tại, đội nam Armenia là một trong những đội mạnh nhất thế giới và kỳ thủ cờ vua hàng đầu của Armenia, Levon Aronian liên tục nằm trong số ba kỳ thủ hàng đầu thế giới trong danh sách xếp hạng của FIDE.
Cờ vua là thương hiệu quốc tế của Armenia.
xem Bài tiếng Anh tại đây
Nội dung trên HienPhapVietNam.Org đã cập nhật cho bạn thông tin về “Những sự thật thú vị ít người biết về đất nước Armenia❤️️”. Hy vọng qua bài viết “Những sự thật thú vị ít người biết về đất nước Armenia” sẽ giúp các bạn đọc có thêm nhiều thông tin về “Những sự thật thú vị ít người biết về đất nước Armenia [ ❤️️❤️️ ]”.
Bài viết “Những sự thật thú vị ít người biết về đất nước Armenia” được đăng bởi vào ngày 2022-07-05 14:06:56. Cảm ơn bạn đã đọc bài tại HienPhapVietNam.Org