Tại sao phải đọc văn học?

Nguồn: unplash.com
Mặc dù văn học luôn là nền tảng của nền giáo dục khai phóng từ cổ xưa cho đến hiện tại, nhưng các cách tiếp cận văn học trong ba thập kỷ qua đã gây khó khăn cho nhiều người trong việc chứng minh niềm đam mê đọc thơ, tiểu thuyết và kịch của họ. Như Frank Farrell đã tóm tắt vấn đề trong nghiên cứu “Tại sao văn học quan trọng?” của ông, những lý thuyết phê bình gần đây thường quy văn học thành công cụ để mô tả sự đấu tranh quyền lực hay là trò chơi của ngôn từ. Sự chuyển dịch đầu tiên, hướng đến các câu hỏi về quyền lực, đôi lúc thường được gọi với những cái tên như “bước ngoặt chính trị hay văn hóa” sang Chủ nghĩa Lịch sử mới hay các nghiên cứu văn hóa. Sự chuyển dịch thứ hai, hướng đến trò chơi ngôn từ, được gọi là “bước ngoặt ngôn ngữ học” sang bình giải văn học. Kết quả là nhiều người có học đã chuyển từ việc đọc văn học sang đọc các quyển sách khoa học xã hội nổi tiếng, nhưng với một cảm giác mất mát sâu sắc. Dựa trên những gợi ý của Farrell, Rita Felski (tác giả quyển sách nghiên cứu văn học Giới Hạn của Phê Bình), và những người khác, tôi cho rằng văn học có ý nghĩa nhiều hơn là chỉ về tranh đấu quyền lực hay trò chơi ngôn từ: văn học giúp cho người đọc trải nghiệm một hành trình chuyển hóa trong đức tin và một cuộc khám phá hướng đến sự thấu hiểu, sống trọn vẹn với ngôn từ.
Văn học dưới góc độ là một cách để thấu hiểu chính mình, người khác, xã hội và những câu hỏi cốt lõi
Rất nhiều sinh viên nói với tôi rằng họ đã hiểu thêm về bản thân mình và thế giới thông qua việc đọc văn học và xem kịch nhiều hơn là qua các phương pháp học tập khác. Họ nói rằng mình đã có cái nhìn sâu sắc hơn về gia đình, bạn bè của mình thông qua một vở kịch của Shakespeare hay một tiểu thuyết hiện đại. Văn học truyền tải sự hiểu biết thông qua những yếu tố mang tính hình thức của nó – cốt truyện, nhân vật, bối cảnh, ngôn ngữ v.v – theo một cách mời gọi toàn bộ trí tưởng tượng và cuốn hút toàn bộ tâm trí của người đọc.
Thông qua việc nghiên cứu những yếu tố hình thức này, các sinh viên nhận thấy những mô thức ý nghĩa mang lại khoảnh khắc nhận thức mà Felski gọi là “sự nhìn nhận” – nhìn nhận về bản thân hay người khác. Bà cho rằng cách sử dụng hình ảnh ẩn dụ “sự thấu tỏ” (epiphany) của những nhà phê bình hiện đại chính là một cách để thể hiện “sự nhìn nhận” này, mà trong đó một văn bản “tiết lộ, làm cho biểu lộ, đưa vào ý thức điều mà trước đó suy nghĩ không thể tiếp cận được.” Paul Ricoeur gọi sức mạnh biểu đạt của văn chương này là “một sự tái hiện lại chứ không phải là một phản chiếu… một hành động mô phỏng sáng tạo, không phải là bắt chước một cách vô thức.” Vì thế, “hình thể” văn học này được thực hiện thông qua các thể loại văn học, các hình thái tu từ, và các thủ pháp nghệ thuật khác để cung cấp một “sự tái hiện lại” thế giới mà con người trải nghiệm mà theo Fleski là “làm tăng sự hiểu biết của chúng ta về mọi thứ.” Như Glenn Arbery đã đề cập trong “Tại sao văn học quan trọng”, người học lẫn người dạy văn đều ao ước thấu hết những gì bị chìm trong phê bình đương đại – “những trải nghiệm khi kiến thức hóa thi ca, sự mãn nguyện cốt yếu khi cả thế giới hoá thành ngôn từ, trí thông minh của những cảm nhận và cả những điều được hé mở trong văn học rằng thực tế thì đa nghĩa – bao gồm nhiều cấp độ lịch sử, đạo đức – nhưng sau cùng tiết lộ một ẩn ý sâu xa. Một số tác phẩm văn học đặc biệt phù hợp để thấu hiểu xã hội (như các tiểu thuyết thế kỷ thứ 19), một số khác là để hiểu bản thân và người khác (thơ ca, Shakespeare, Proust), hoặc thấu hiểu những trải nghiệm tột bậc (ví dụ Dostoevsky, Hopkins, Denise Levertov, Marilynne Robinson).
Văn học dưới góc độ là hiện thân của một loại ý nghĩa đặc biệt tuy khác biệt nhưng đồng thời bổ sung cho các ngành khác
Farrell đưa ra ý kiến rằng các tác phẩm văn học mang đến trải nghiệm và hiểu biết về các khía cạnh của thực tế theo một cách khác với những gì khoa học nghiên cứu hay trong các ngành khác, và do đó yêu cầu có một kiểu đọc đặc biệt mang tính văn học. Ví dụ, một số tác phẩm đưa ta bước vào cuộc đời của các nhân vật với góc nhìn chủ quan của họ thông qua lời nói, các cuộc độc thoại và sự tương tác với các nhân vật khác (ví dụ, trong cuốn tiểu thuyết Emma hay trong vở kịch Đợi Chờ Godot). Các tác phẩm khác thì vượt ra khỏi sự hiểu biết mang tính hiện tượng học này để đem lại các mô thức ý nghĩa mang tính chất siêu hình hoặc xã hội, như trong các tương tác hay đối thoại trong tiểu thuyết của Henry James hoặc Cormac McCarthy. Những tác phẩm khác thì cho ta mô thức về sự thấu hiểu chính mình của chính tác giả hay nhân vật trong mối tương quan với các giai đoạn thơ ấu hay trưởng thành của họ, như trong tự truyện của Dorothy Day hay tiểu thuyết Thỏ Angstrom của Updike. Mặc dù trong những tác phẩm này cũng tồn tại những tranh đấu quyền lực trong xã hội, nhưng đồng thời vẫn hiện hữu cái nhìn sâu sắc hơn về những cấp độ khác của thực tế, cả ngay trước mắt lẫn đến mãi sau cuối. Như Mark William Roche đã viết trong “Tại sao văn học quan trọng”, văn học mang lại cho người đọc “những hiểu biết sâu sắc về các cấu trúc thiết yếu của thực tế thông qua những câu chuyện và hình ảnh cụ thể. …. [làm hiện lên] những phần của thực tế mà trước đó ta không thể thấy được, đặc biệt là trong thời đại công nghệ.” Không giống như các ngành khác, văn học kết hợp trải nghiệm và kiến thức của con người trong các hình thức kể chuyện, lời nhạc và kịch bằng cách sử dụng ngôn ngữ cụ thể và giàu trí tưởng tượng. Là một biểu tượng, văn học có khả năng thể hiện những trải nghiệm của con người – vốn khó truyền đạt bằng các loại hình ngôn ngữ khác. Do đó văn học trở thành phương tiện của cái mà Heidegger và những người khác gọi là sự tiết lộ mang tính chuyển hóa thông qua các hình thức văn học của nó.
Văn học dưới góc độ là một cách sử dụng tuyệt đẹp của ngôn ngữ tượng trưng giàu trí tưởng tượng
Có lẽ một trong những điểm độc đáo nhất của văn học – và là điểm thu hút hầu hết các sinh viên và giáo viên – chính là cách sử dụng ngôn ngữ sáng tạo. Cách dùng ngôn ngữ này bao gồm các hình thái tu từ, nhịp điệu của câu và cụm từ, thủ pháp nghệ thuật âm thanh và lặp từ của thơ ca, sự đa dạng của mâu thuẫn và nghịch lý và sự phức tạp của kịch bản cũng như phát triển nhân vật. Các cách sử dụng ngôn từ và hình thái phức tạp đầy tính nghệ thuật này mang đến nhiều khía cạnh về mặt ý nghĩa vượt ra khỏi nghĩa đen và nghĩa bóng thông thường. Phạm vi của ngôn ngữ này cũng bao gồm nhiều thể loại văn học, từ lời nhạc đến kịch đến sử thi đến tiểu thuyết, cùng với vô số các thể loại phụ tạo nên lịch sử các hình thức văn học. Tất cả các loại ngôn ngữ tuyệt đẹp này cung cấp phương pháp để thể hiện vô số ý nghĩa, đồng thời thu hút người đọc bằng vẻ đẹp thuần khiết của ngôn ngữ thông qua biểu hiện của con người. Vì vậy, nghiên cứu văn học không chỉ là cách thấu hiểu thế giới của ý nghĩa mà còn là cách thưởng thức thế giới của cái đẹp.
Và trong thế giới của cái đẹp, Arbery nhắc nhớ lại cho ta rằng “những tác phẩm vĩ đại nhất đạt tới hình thức gắn chặt với ý nghĩa, không thể tách rời, giống như bản trường ca Iliad vậy; chúng mang lại sự thỏa mãn tột cùng cho trí tưởng tượng với những lập luận có thể phân tích được nhưng không được giải thích đầy đủ; cả hai đều gợi ra và truyền đạt cảm xúc theo những cách mà đòi hỏi toàn bộ trí tuệ của tác phẩm.” Felski chỉ ra, nhà thơ “Seamus Heaney nói phần nhiều là về sự tạo thành của âm thanh hơn là phong cảnh, qua đó miêu tả một loại hình thơ ca vừa bắt nguồn từ cả âm thanh lẫn ý nghĩa, hay nói cách khác là khi ý nghĩa gắn chặt với hiệu ứng âm thanh trong bài thơ như mức độ ý nghĩa gắn với những sự vật, sự việc hay chủ đề nó nói tới.”
Văn học dưới góc độ là thử thách về mặt đạo đức để chuẩn bị hành động trong thế giới này
Cũng như Horace đã chỉ ra rằng văn học vừa có ích mà cũng vừa thú vị, những nhà phê bình hiện đại như Wayne Booth, Martha Nussbaum, và James Wood đã nhấn mạnh sức mạnh của văn học trong việc đặt ra những câu hỏi về đạo đức và khơi gợi người đọc tìm kiếm câu trả lời cho mình. Bởi vì văn học đề cập đến sự phức tạp trong hành động và tương tác của con người với chính mình, với nhau và với xã hội, nó khiến người đọc bị kéo vào cuộc tranh đấu giữa thiện và ác trong cuộc đời các nhân vật, ví dụ như trong Antigone, Macbeth, Jane Eyre, Tội Ác và Hình Phạt, Chuyện Rừng Xanh, Người Vô Hình, hay Lila. Felski cũng cho rằng một số tác phẩm tạo ra “phản ứng với những điều kinh ngạc, đau đớn và thậm chí là khiếp sợ.” Chính vì vậy, những tiểu thuyết như Phía Tây Không Có Gì Lạ hay Người Yêu Dấu, hay những vở kịch như Ô Nhục, khiến người đọc có nhận thức đầy cảm xúc về sự tàn bạo của chiến tranh, nô lệ, lạm dụng, phân biệt chủng tộc, nghèo đói và những bất bình đẳng trên thế giới.
Một trong những ảnh hưởng của những tác phẩm văn học gây sốc là nó tạo nên một nỗi đau đột ngột trong tâm trí và khơi gợi sự cảm thông với những người đang chịu đựng bạo lực và bất bình đẳng. Dù cho người đọc có quan điểm về các giải pháp cụ thể cho những bất bình đẳng này như thế nào, thì họ cũng không thể tránh khỏi việc đặt mình vào tâm thế phản tỉnh, thảo luận, và tìm kiếm những cách vượt ra khỏi định kiến của mình và tiến tới một xã hội nhân tính hơn. Trong bài luận “Văn học và Công lý xã hội” của mình, Gerald Graff thừa nhận rằng họ phải khám phá những vấn đề đạo đức gây tranh cãi trong những tác phẩm văn học dạng này. Như Farrell nói, “Nó không chỉ là việc chúng ta nhìn vào cách những nhân vật này trải qua quá trình đưa ra các quyết định có tính đạo đức; chúng ta còn nhận thức được cách mà chúng ta liên hệ với thế giới đạo đức này…” Gregory Jusdanis đã tóm tắt khía cạnh đạo đức có liên hệ với khía cạnh thẩm mỹ này trong quyển sách “Fiction Agonites: In Defense of Literature: Greek comedy” của mình như sau “nó nhấn mạnh khả năng kép của nghệ thuật, đó là mang lại một sự thỏa mãn và một mục đích xã hội… Từ vũ trụ của trí tưởng tượng, chúng ta có được niềm vui… nhưng chúng ta cũng có cơ hội nhìn lại thế giới thực, phê phán nó, nhìn thấy những góc nhìn khác, hay tìm cách để chuyển hóa nó.”
Văn học dưới góc độ là sự giao tiếp giữa các cá nhân ở những mức độ sâu sắc nhất
Một trong những khía cạnh ít được chú trọng của văn học trong các lý thuyết phê bình ngày nay (trừ các nghiên cứu về tự truyện) đó chính là mối quan hệ qua lại giữa tác giả và người đọc. Một khía cạnh đã từng rất quan trọng với những nhà văn theo phong cách lãng mạn, nay chỉ còn là một vấn đề về hiểu biết mang tính hoài nghi với người khác. Mặc dù vậy, các sinh viên trên hành trình văn học của mình vẫn thường nhận thấy rằng các tác giả của những tiểu thuyết hay thơ ca vĩ đại dường như “đang nói chuyện với họ”. Liệu có hơi quá khi nói rằng chúng ta có thể học được điều gì đó từ những nghiên cứu tâm lý về việc đọc các tác phẩm văn học của các sinh viên hay không? Thậm chí liệu chúng ta có thể hiểu được điều mà, nhà phê bình người Pháp Charles Du Bos phát biểu trong các bài giảng năm 1938 về “Văn học là gì?” khi ông kết luận rằng “văn học là nơi gặp gỡ của hai tâm hồn” hay không? Với Du Bos, “tâm hồn” ở đây có nghĩa là phần sâu thẳm nhất của con người, ngụ ý rằng một tác giả vĩ đại đang đối thoại với người đọc từ chiều không gian sâu thẳm nhất của bản ngã; là một người hâm mộ John Keats, ông đồng ý rằng “cuộc sống là một thung lũng rèn đúc tâm hồn.” Vì thế, với Du Bos, “những áng thơ xuất sắc chính là sự thể hiện của những gì linh hồn con người phản hồi và níu lấy.” Có lẽ mối quan tâm gần đây khi chúng ta yêu cầu sinh viên phải viết các bài luận “suy ngẫm” cũng như là các bài luận phân tích về văn học cho thấy dấu hiệu rằng chúng ta đang muốn phục hồi lại chiều hướng qua lại này của văn học. Khi một người đọc nói rằng một bài thơ hay tác phẩm “như trò chuyện với tôi,” liệu chúng ta có thể giúp họ khám phá sự gặp gỡ với tác giả và tác phẩm bằng các phương pháp suy ngẫm sâu lắng được hay không?
Văn học dưới góc độ là một cách khơi gợi cảm xúc và phát triển khả năng đồng cảm
Ẩn bên dưới sự giao tiếp qua lại chính là cảm xúc cá nhân sâu thẳm bên trong người đọc. Tuy nhiên, Felski cũng cho rằng những nhà phê bình đã khiến cho các giáo viên quá xấu hổ đến mức không dám thảo luận về những phản hồi về mặt cảm xúc của sinh viên. Đã quá thường xuyên khi mà phản hồi chỉ đạt đến cấp độ “Em thấy thích bài thơ này.” Mặc dù vậy, chúng ta nên nhớ một điều là hầu hết các sinh viên đều trở nên gắn kết về mặt cảm xúc với một vài tác phẩm văn học, thậm chí đến mức độ cảm thấy như bị “mê hoặc” nữa cơ. Cô phản đối những nhà phê bình nào làm giảm việc đọc có sự gắn kết cảm xúc như vậy khi cô tranh luận rằng gắn kết cảm xúc là “một khả năng sinh động, tràn đầy năng lượng, thậm chí là mang tính đạo đức, khuyến khích sự cởi mở, bao dung đối với thế giới”, và vì vậy “giúp chúng ta tránh khỏi việc ngày càng lún sâu vào nỗi hoài nghi gây tuyệt vọng, tự bào mòn chính mình. Thực tế, Felski lập luận rằng sự “mê hoặc” đó không có nghĩa là học sinh bỏ qua kết cấu văn bản bởi vì sự gắn kết cảm xúc của thúc đẩy các em nghiên cứu kỹ hơn về sự phức tạp của văn bản. Kết quả là các em bị “mê hoặc” với các phương thức cũng như ý nghĩa của sự gắn kết cảm xúc của mình. Từ sự gắn kết đó, như chúng ta đã bàn ở trên, độc giả cũng phát triển đời sống tình cảm của họ bao gồm thêm khía cạnh đạo đức về sự đồng cảm. Các sinh viên của tôi gần đây đã khiến ngạc nhiên với các bản báo cáo về sức mạnh cảm xúc của tác phẩm “Kindred” của Octavia Butler hoặc “Cô gái trong chiếc khăn quàng cổ – The Girl in the Tangerine Scarf” của Mohja Kahf. Glenn Arbery tổng hợp về chiều kích văn học này như sau: “Trải nghiệm trong thơ ca là sự học hỏi những cảm xúc và cảm nhận mang đến cho lý trí không chỉ sự ấm áp, những rung động mà còn cả sự chính xác thông thường, để từ đó ngay cả những suy nghĩ mạnh mẽ nhất cũng cần có cảm giác tốt nhất.”
Văn học dưới góc độ là một cuộc gặp gỡ Bí ẩn tâm linh hay tối thượng
Văn học truyền thống luôn bao gồm nhiều thể loại thể hiện cho người đọc thấy thế giới của ý nghĩa tinh thần hoặc tối thượng. Hầu hết văn học bắt đầu với kinh sách, thánh ca, hành trình của tôn giáo hoặc nghi lễ. Đa số văn học từ thời trung cổ đến thời hiện đại đã sử dụng các yếu tố tâm linh, như chúng ta thấy trong các tác phẩm của các nhà huyền môn và thơ của Donne, Herbert, Romantics, Hopkins, Eliot, Levertov và Cairns. Chiều hướng này dần mai một và biến mất đối với các sinh viên hiện đại khi văn học chỉ được nghiên cứu như một cuộc đấu tranh quyền lực xã hội hoặc một trò chơi ngôn ngữ. Mặc dù Charles Taylor đã lập luận trong “Thời đại theo từng thế kỷ” rằng thời kỳ hiện đại đã trở thành một kỷ nguyên công khai về vài trải nghiệm tâm linh thường thấy của nhiều người, tiềm năng tâm linh trong văn học vẫn có sẵn cho đọc giả thoáng. Người đọc, tuy nhiên, phải học cách cởi mở với những gì Arbery gọi là “một loại thụ cảm thuần túy”, vì “vẻ đẹp của hình thức. . . không thể xuất phát từ ý chí và kỳ vọng của con người. Một cái gì đó khác – một sự duyên dáng được rót đầy – phải hạ bớt cùng với sự việc hiện đã đổi thay. Vì vậy, những người hướng dẫn tìm cách mở ra cho độc giả trẻ những chiều hướng cuối cùng của cái mà Dante gọi là tâm linh, hay thần bí. Ngay cả đối với những người không có niềm tin tôn giáo rõ ràng, những bài đọc về ý nghĩa tối cao như vậy ít nhất vẫn có thể hiểu được trong bối cảnh lịch sử, như các giáo viên của văn học thời trung cổ đã tìm thấy. Ngoài ra, Paul Ricoeur khẳng định sức mạnh của một số tài liệu để tạo ra một “sự biến đổi” trong người đọc. Do đó, đa số các sinh viên có thể gắn văn học với ý nghĩa tối cao cùng ít nhất một sự tưởng tượng việc trải nghiệm khoảnh khắc tâm linh mang lại cảm giác thế nào (ví dụ: Anh em Karamazov, Bộ Tứ, Tiếng ồn trắng).
Ở cấp độ lý thuyết, chúng ta có thể sử dụng phép ẩn dụ của hóa thân để khám phá chiều hướng tối cao này của văn học. Như Charles Du Bos đã viết, “Tất cả văn học là một hóa thân trong thể xác của ngôn từ” do “cảm xúc sáng tạo tự hoá thân trong hình thức và tồn tại một cách biểu đạt cao nhất và đầy đủ nhất của người nghệ sĩ, từ đây cảm xúc đã hoá thể xác của ngôn từ”. Vì vậy, học sinh có thể theo phép ẩn dụ này đến với nguồn gốc của nó trong thần học và có lẽ trong cả trải nghiệm của con người về sự nhập thể của Từ ngữ trong chương đầu tiên của Phúc âm của John. Các nghiên cứu về văn học và thần học đã chỉ ra rằng văn học của Bí ẩn tối cao không chỉ gồm có ẩn dụ hóa thân mà còn là khuôn mẫu của cả hành trình, trận chiến vũ trụ, hôn nhân huyền bí, câu chuyện biến đổi, hữu cơ vũ trụ và sự im lặng.
Nếu việc đọc văn học có thể làm hành trình biến đổi của độc giả trở nên sống động đối với ý nghĩa của các từ ngữ và Từ ngữ, thì cũng tồn tại một sự cộng hưởng sâu sắc với chúng ta trong những lời của Glenn Arbery: “Văn học quan trọng bởi nó là cách tốt nhất để tiếp cận hình thức của cuộc sống trong thực tại mà văn học cảm nhận, vì nó có được trải nghiệm sâu sắc nhất khi đi kèm với sự thông thái làm tăng khả năng khám phá các chiều hướng quá sức chịu đựng của niềm vui và đau khổ. Không hề mang tính tôn giáo, [văn học] có thể mang đến một trải nghiệm về ‘vinh quang chung’, cho biết thông tin về một điều gì đó không được nói ra về bản chất của Từ ngữ mà qua nó, mọi thứ được tạo ra.
Nội dung trên HienPhapVietNam.Org đã cập nhật cho bạn thông tin về “Tại sao phải đọc văn học?❤️️”. Hy vọng qua bài viết “Tại sao phải đọc văn học?” sẽ giúp các bạn đọc có thêm nhiều thông tin về “Tại sao phải đọc văn học? [ ❤️️❤️️ ]”.
Bài viết “Tại sao phải đọc văn học?” được đăng bởi vào ngày 2022-06-28 20:47:46. Cảm ơn bạn đã đọc bài tại HienPhapVietNam.Org